Góc Nhìn Về Kinh Tế Vĩ Mô [P1]

Góc nhìn kinh tế vĩ mô

Đây sẽ là bài mở đầu cho chuyên mục kinh tế vĩ mô, mình viết theo những gì mình học hỏi được, phần là vì chia sẻ, phần vì để mình học lại. Kiến thức luôn có sẵn ở trên mạng, ae có thể tra cứu và tham khảo thêm. Bài nảy tản mạn khái quát qua nội dung chính ở chuyên mục này.

Tại sao bạn nên hiểu về kinh tế vĩ mô ?

Nhiều ae nghĩ rằng kinh tế vĩ mô nó quá xa vời, nhưng thực chất mọi thứ nó k quá xa như vậy, nhiều khi thời cuộc, biến cố nó đến rất nhanh, nếu bạn không có sự chuẩn bị trước, tài sản của bạn có thể sẽ bay màu nhanh hơn tốc độ người yêu cũ trở mặt mà bạn không kịp trở tay nữa. Tôi đã từng rất thấm thía cái này. Vậy kiến thức về kinh tế vĩ mô cho ae những gì ?

Nắm được “Thiên Thời”

Có thể nói kinh tế vĩ mô cho chúng ta được cái gọi là “Thiên Thời”, có thể bạn có đầy đủ địa lợi, nhân hoà về con người, vị thế, nguồn lực abc các kiểu nhưng nếu thiếu tính thời cuộc thì hoặc là bạn làm việc khó có kết quả lớn, hoặc là kiếm được rất nhiều tiền rồi nhưng bị thất thoát không bảo vệ được thành quả mình đã làm ra. Bởi vậy Khổng Tử mới nói “Thời vận không thông, mưu cầu vô ích”

Ví dụ nếu bạn k nắm được chu kì tăng lãi suất, siết dòng tiền, bơm dòng tiền, dịch bệnh ập đến các thứ, bạn bung tiền ra kinh doanh đúng đoạn suy thoái, lạm phát là rất mệt, hoặc tệ hơn nếu k hiểu chu kì hút dòng tiền nhà cái sẽ hút từ trên xuống dưới, ae đem hết tiền tích góp bao năm múc trái phiếu khả năng banh xác là rất cao.

1.2. Giữ tiền

Giống như ví dụ trên trái phiếu là 1 dạng tầng bậc nhà cái tổ chức ra để chốt lời bạn hoặc đơn giản là kiến thức giúp bạn không trở thành con gà cúng của các thầy bà ngoài kia.

Ví dụ thời điểm này lạm phát mẽo đang khoảng 3.5% mà Mỹ cam kết với người dân lạm phát 2% như vậy là còn đâu đó khoảng 1.5 điểm nữa. Nguyên cả gần 2 năm trời vừa qua Fed mất 9 kỳ tăng lãi suất để kéo xuống 2-3% so với đỉnh. Như vậy dễ hình dung để về được 2% ít nhất cũng còn 9-12 kỳ tăng lãi suất nữa phải được đưa ra => Rõ ràng thời điểm này vào hàng đầu tư dần cũng ngon hơn các thời điểm khác

Biết lúc nào nên vào hàng, lúc nào không là cả một nghệ thuật giữ tiền r, bạn đồng ý với mình quan điểm đó không.

1.3. Đem lại tiền trong ngắn hạn và dài hạn

Hiểu về kinh tế vĩ mô cũng giống như khi bạn nhìn được đầu nguồn nước vậy để có những sự chuẩn bị trước về vốn, về mối quan hệ…. Ai cũng nói tiền về chỗ trũng nhưng ít ai nói với bạn chỗ nào là trũng để mà về đó kiếm tiền. Sure

“Bạn kiếm được tiền thì bạn xem thiên hạ diễn, bạn không kiếm được tiền bạn phải diễn để thiên hạ xem”

Như vậy để có những góc nhìn sâu về kinh tế vĩ mô từ đó hoạch định chiến lược cho bản thân mình trong kinh doanh và đầu tư thì bạn cần có một trục kiến thức chuẩn về nó

Trục kiến thức kinh tế vĩ mô bạn cần nắm

Để nắm chắc được về kinh tế vĩ mô thì ngoài lịch sử tiền tệ (sẽ viết chi tiết sau) thì có 2 môn chính feng cần hiểu sâu là “kinh tế vĩ mô” và “chính sách tiền tệ” và tất nhiên là nhiều chủ đề nhỏ khác chúng ta sẽ cùng nhau bóc tách trong các bài viết khác.

Tuy nhiên với phần kinh tế vĩ mô, bạn hãy lưu ý hơn về lạm phát và tỷ giá trước.

Lạm phát

Lạm phát là khởi nguồn của tất cả mọi thứ liên quan đến kinh tế. Ở vn chính phủ cam kết lạm phát ở mức 4.5 (update 2024), lạm phát Mỹ cam kết 2%. bạn sẽ nhìn vào đó để biết tình hình nguy hiểm hay không mà ra kế hoạch.

Lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị (cái này mới thực sự nguy hiểm) bởi vậy đối với nhà cái, họ sẵn sàng hi sinh nền kinh tế để bảo vệ chính trị.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã từng bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng “sẵn sàng hi sinh sự phát triển kinh tế để kiềm chế lạm phát”

Tại sao lại như vậy ? lý do là ở các nước tư bản như Mỹ, người dân họ được quyền mua bán và sử dụng súng ống, thêm nữa mỗi tiểu bang ở Mỹ có một đạo luật cho phép họ tách ra trở thành một nước độc lập riêng nếu xảy ra bất mãn với chính quyền (cái tên hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng giải thích phần nào ý này)

Sẽ thế nào nếu lạm phát 0% ? nó thể hiện nền kinh tế lúc này đang khó khăn, trì trệ => Chắc chắn phải bơm tiền kích cầu. Nên thay vì bạn hỏi “khi nào chứng khoán,bds, coin củng… tăng” hãy đặt lại câu hỏi “Khi nào tiền được bơm”

Ở vùng lạm phát 0 hoặc âm (0-> -2) thực tế là bơm tiền kích thích kinh tế, đây là vùng mà toàn bộ thị trường đầu tư, đầu cơ, chứng khoán, bất động sản, crypto bay mạnh mẽ, thậm chí cái quần lót của ae cũng bay chứ đừng nói là tài sản gì :))) hãy xem các ví dụ bên dưới thời điểm tháng 1 năm 2020 khi mà lạm phát mỹ về ngưỡng 0%

Tháng 05 năm 2020 lạm phát mỹ về ngưỡng 0%, gần 1 năm sau đó BTC tăng trường hơn 673%

Nasdaq cũng tăng trưởng gần 100% sau đó chỉ trong hơn 1 năm

S&P 500 tăng trưởng hơn 57%

VNINDEX cũng tăng trưởng hơn 77%

Tất nhiên để tiền đc bơm ra thì tính từ thời điểm lạm phát về ngưỡng 0% sẽ có 1 đoạn delay nhưng đồng thời nó cũng báo hiệu xu hướng tăng mạnh sắp diễn ra rồi.

Như vậy nếu giả sử bạn chơi chứng khoán thì khi lạm phát về ngưỡng 0%-> -2% gom dần hàng, feng gom đến ngưỡng 0->2% là nhất định phải chốt. Bởi đoạn từ 0%-> -2% bơm tiền => lạm phát sẽ tăng. Nếu nó tăng vượt 2% cỡ 3% thôi là phải tăng lãi suất để hút tiền về, mà tiền bị hút về là giá sẽ giảm.

Tất nhiên không ai mua được đáy, không ai bán được đỉnh, nhưng nếu nắm chắc ý này, bạn sẽ luôn chơi ở thế chủ động với tỷ lệ thắng cao hơn.

Vậy ngưỡng lạm phát 2% – 4% được coi là mức tự nhiên ổn định, Ở vn 4.5%, mỹ là 2% (nhà cái cam kết)

Như vậy nếu lạm phát trên 4.5% feng cần đặc biệt chú ý, chứng khoán dễ đạt đỉnh. Nếu trên 6% tuyệt đối đứng ngoài thị trường

Nếu 6-10% thì lo mà chạy, ôm vàng, usd, BTC sẽ ngon hơn bất cứ kênh nào khác. (không gửi ngân hàng nhé, bởi đoạn này ngân hàng phá sản là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra chỉ có tiền của bạn là không thể lấy lại thôi)

Tỉ Giá

Nếu tỉ giá ở mức căng thẳng thì chứng khoán và bất động sản không bao giờ tăng được bởi nhà nước sẽ tập trung vào việc kéo tỷ giá lại. Muốn kéo tỷ giá lại thì bán $ ra thu VND vào (hút tiền về) nguồn cung tiền không chảy ra ngoài thị trường thì ck và BDS không tăng được hiểu đơn giản là vậy.

Về cơ bản nếu lạm phát ở mức ổn tức là nguồn tiền lưu thông bên ngoài tương đương với lượng hàng hoá đang có thì không sao. Tuy nhiên nếu lượng tiền nhiều hơn hàng thì lạm phát xảy ra và chỗ này có mắt xích khá quan trọng.

VD: Bạn có 10 căn nhà tương đương 100 tỏi, bạn cắm 10 căn nhà vào bank, bank giải ngân cho bạn 70% là 70 tỏi, bạn cầm đi chơi Bitcoin, chứng khoán… thì lúc này lượng hàng vẫn là 10 căn nhà nhưng lượng tiền hiện có trên thị trường là 100 tỏi ban đầu + 70 tỏi bank giải ngân = 170 tỏi => Tiền nhiều hơn hàng = lạm phát

Và khi lạm phát quá cao thì chứng khoán, bds chắc chắn lập đỉnh và đóng băng bởi khi tiền quá nhiều ngoài thị trường, nhà cái có đầy đủ công cụ để biết tiền đang được phân bổ ở đâu là chủ yếu, ở BDS, ở chứng khoán, coin…. và họ rút tiền ở những nơi đó về => Bong bóng xẹp lại

Trong tỷ giá có 2 phần quan trọng bạn cần để ý đó chính là cơ chế điều hành (6 tầng bậc) và BOP (thu-chi túi tiền của nhà cái chính là xuất – nhập nói chung). Từ cái này bạn có thể đánh giá được hiệu quả quản lý và ý chí của nhà cái trong giai đoạn kế tiếp.

Cơ chế điều hành

Với cơ chế điều hành chia làm 6 tầng bậc

Đô la hoá

Hiểu đơn giản là dân không tin cp, dân không xài tiền cp thay vào đó là xài $ (Tháiland, Equador, Velezuela, Campuchia…) VN mình trước năm 2000 vẫn xài $ và vàng nếu như bạn không quên nhưng giờ không còn nữa bởi chính phủ VN đã khắc phục được đô la hoá chúng ta đã có địa vị, vị thế nhất định rồi.

Liên minh tiền tệ

Duy nhất có một mình EU trên thế giới là có tầng liên minh tiền tệ này. (Vd như Ngân hàng Châu Âu tập hợp các nước lân cận không có ngân hàng trung ương sử dụng chung đồng Euro và một ngân hàng trung ương duy nhất) Hiểu cái này sâu bạn sẽ hiểu giá trị BTC sẽ như thế nào

Neo truyền cố định

Biên độ tiền trong 1 đất nước không có giao động nhiều hoặc thậm chí không biến động. Nó giúp các nhà đầu tư nước ngoài an tâm khi đổ tiền vào đất nước đó (Hồng Kông là một ví dụ tỷ giá HKD/USD chỉ giao động quanh mức 1%). Nếu tỷ giá giao động quá nhiều thì ndt nước ngoài không giám đầu tư vào nc đó => thiếu ngoại tệ (Chi mà thiếu thu)

Để làm được như Hồng Kông thì tỉ lệ dự trữ ngoại hối của nc đó phải cực mạnh. Nền kinh tế của HK đứng thứ 3 trên thế giới, TQ cũng có quỹ dự trữ ngoại hối rất mạnh nhưng cũng không neo truyền cố định được bởi Trung Quốc phải quản rất nhiều tỉnh thành với dân số lớn, bên cạnh đó bị Mỹ tấn công tiền tệ liên tục (đợt ông Trump với ông Bình Hí), k thể tiền đâu đỡ cho nổi nên cứ bơm thả bơm thả là vậy.

trên thế giới cũng có khoảng 70-80 nước áp dụng cơ chế điều hành này

Neo truyền biên độ

Ví dụ VN, TQ… áp dụng cơ chế này, tức nửa kiểm soát, nửa không kiểm soát nghĩa là vẫn thả nổi theo cơ chế thị trường nhưng giới hạn ở mức ngưỡng nào đó. VD tỉ giá vn ở ngưỡng trên dưới 3% vừa rồi mới nới lên 5% do đợt tăng lãi suất.

Vậy với cơ chế này, nhà nước sẽ cam kết tỉ giá ở một biên độ nhất định (bảo kê tỉ giá) cho NDT nước ngoài yên tâm. Thế giới có khoảng 13 nước áp dụng cơ chế này

Thả nổi có quản lý

Hầu hết các nước Đông Á (Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc… chư hầu phương Tây) sử dụng cơ chế này.

Thả nổi tự do

Mĩ, EU, Nhật… Để áp dụng cơ chế này thì nền kinh tế phải mạnh, tính thanh khoản tiền tệ phải lớn, thế giới có khoảng 40 nước áp dụng cơ chế này.

Đó là 6 cơ chế điều hành bạn sẽ nắm, còn về BOP cũng như chính sách tiền tệ chúng ta sẽ hiểu chi tiết hơn ở các bài viết sau nhé.

Thân ái

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *